banner dong 5banner dong 4banner dong 1
Bộ sưu tập

Giới thiệu sách mới

Dạy học truyền thuyết và cổ tích theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 6

29/05/2015

Phương pháp giảng dạy môn Văn trong trường phổ thông các cấp đã và đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm của các nhà giáo, học sinh và các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có sự say mê, dày công và đầy trách nhiệm của các nhà khoa học thuộc chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học môn Văn.

Nhìn lại hơn nửa thế kỉ qua ở Việt Nam, sự thay đổi phương pháp giảng dạy môn Văn trong trường phổ thông vừa có những thành tựu đáng ghi nhận, vừa có nhiều bất cập gây trăn trở lo âu trong giới khoa học, và ít nhiều có cả bức xúc trong dư luận xã hội. Từ sau khởi điểm “Đổi mới” 1986 trở lại đây ở Việt Nam, bên cạnh nhiều phương pháp giảng dạy môn Văn được giới thiệu, thử nghiệm, vận dụng, phương pháp giảng dạy môn Văn theo hướng tiếp cận thi pháp học (và đặc biệt trong đó tiếp cận tác phẩm văn chương theo thi pháp thể loại) đã thu được nhiều thành công trong một thời gian dài, đến hôm nay, nếu được sử dụng hợp lí thì vẫn đạt được những kết quả đáng trân trọng. Chuyên khảo “Dạy học truyền thuyết và cổ tích theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 6” của TS. Nguyễn Thị Bích Hường là một công trình nghiên cứu triển khai theo hướng tiếp cận Thi pháp thể loại – một thành tố nằm trong chỉnh thể của nó là Thi pháp học. Sự vận dụng các hệ thống lí thuyết khác nhau vào một đối tượng cụ thể ở Việt Nam là con đường quen thuộc với các nhà khoa học nước ta. Và con đường chung ấy cũng đã đem lại những kết quả to lớn, bên cạnh sự vận dụng lí thuyết của các phương pháp nghiên cứu khác như: xã hội học, xã hội học Mác xít, Tự sự học, Liên văn bản,... thì Thi pháp học cũng có một vận mệnh tương tự như thế. Có thể ví von rằng: Các phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học như những con dao làm bếp. Món ăn ngon được tạo ra không phải nhờ việc dùng con dao nào mà quyết định bởi tài năng của người nấu bếp (Dù con dao tốt, phù hợp cũng góp phần vào sự thành công của việc chế biến món ăn). Với quan niệm ấy, chúng tôi có thể khẳng định công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Hường đã thành công bởi sự công phu và tâm huyết của chị. Không chỉ nắm chắc lí thuyết về thi pháp thể loại của văn học dân gian (mà cụ thể hơn là của truyền thuyết, cổ tích trong chương trình Ngữ văn lớp 6), TS. Nguyễn Thị Bích Hường đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo lí thuyết kể trên để “soi sáng” trong từng tác phẩm cụ thể, chỉ ra hệ thống thi pháp của truyền thuyết, cổ tích trong chương trình lớp 6, từ đó đề xuất hệ thống thao tác phù hợp, cần thiết nhằm giúp giáo viên giảng dạy thành công, tránh được “căn bệnh” bình tán quen thuộc cho từng bài giảng của mình. Trên cơ sở khoa học là các nguyên tắc nghệ thuật được lặp lại nhiều lần tạo nên các “hình thức mang tính nội dung tức thi pháp thể loại của tất cả các tác phẩm thuộc nhóm “truyền thuyết” và nhóm “cổ tích”, cả giáo viên và học sinh trong giờ học đều sẽ có những “cột mốc” khoa học, đánh dấu trên hành trình khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Bên cạnh đó, tác giả của chuyên khảo này còn công phu xây dựng các “bài soạn” mà thực ch

Thống kê

1197248
  • Tài liệu số: 2807
  • Tổng lượt truy cập: 1197248
  • Hôm nay: 199
  • Hôm qua: 690
  • Tuần này: 3439
  • Tuần trước: 1865
  • Tháng này: 11261
  • Tháng trước: 94223
  • Đang online: 13